Các đô thị tại Việt Nam được phân cấp gồm 6 loại là đô thị loại đặc biệt và đô thị từ loại 1 đến loại 5. Tính đến năm 2024, Việt Nam có 22 đô thị loại 1, gồm các thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố trực thuộc tỉnh. Vậy tieu chuẩn đô thị loại 1 là gì? Việt Nam có bao nhiêu đô thị loại 1? Câu trả lời sẽ có trong bài viết phân tích dưới đây, hãy cùng đón đọc nhé!

Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, đô thị loại 1 là đô thị đạt các tiêu chí như sau:

Vị Trí, Vai Trò, Chức Năng

Đô thị loại 1 là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ; là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước.

tieu-chuan-do-thi-loai-1-vnre

Quy Mô Dân Số

Về quy mô dân số, tùy theo đô thị loại 1 là thành phố trực thuộc Trung ương hay là thành phố thuộc tỉnh/ thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có quy định riêng. Cụ thể:

Đô thị loại 1 là thành phố trực thuộc Trung ương: dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên; tính riêng khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên.

Đô thị loại 1 là thành phố thuộc tỉnh/ thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương: dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; tính riêng khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.

Mật Độ Dân Số

Đô thị loại 1 cần có mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; riêng khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.

Tỷ Lệ Lao Động Phi Nông Nghiệp

Đô thị loại 1 cần có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; riêng khu vực nội thành, tỷ lệ này cần đạt từ 85% trở lên.

Cơ Cấu, Trình Độ Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội, Trình Độ Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Và Kiến Trúc, Cảnh Quan Đô Thị

Đô thị loại 1 cần đạt các tiêu chí về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị được quy định Phụ lục 1 của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, được sửa đổi bởi Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Tính đến năm 2024, tại Việt Nam có 22 đô thị loại 1, trong đó có 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương và 19 đô thị loại 1 thuộc tỉnh. Đúng như tiêu chí về vị trí, vai trò, chức năng, các đô thị loại 1 ở nước ta đều là những trung tâm về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh cũng như cả nước. Đơn cử:

  • Hải Phòng là trung tâm vùng Duyên hải Bắc Bộ
  • Đà Nẵng là trung tâm miền Trung
  • Cần Thơ là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Hạ Long là thành phố dịch vụ, du lịch biển quan trọng của miền Bắc
  • Quy Nhơn và Nha Trang là 2 trung tâm du lịch, dịch vụ, công nghiệp vùng Nam Trung Bộ
  • Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu là 3trung tâm công nghiệp, dịch vụ vùng Đông Nam Bộ

Các đô thị loại 1 cũng là những đầu mối giao thông huyết mạch với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo đà cho các hoạt động giao thương, phát triển kinh tế. Đồng thời, các đô thị này chính là những thị trường bất động sản sôi động, giàu tiềm năng nhất cả nước, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội.

Bài viết liên quan