Tiêu chuẩn đô thị loại 4 là gì? Hiện tại Việt Nam đang có bao nhiêu đô thị loại 4, đó là những địa điểm nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Hy vọng thông tin mang tới sẽ hữu ích cho quý khách hàng đang quan tâm về vấn đề này.

Để xác định đô thị loại 4, chúng ta cần xem xét một số tiêu chí quan trọng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cần thiết:

Vị trí, chức năng, vai trò và cơ cấu kinh tế – xã hội

Đô thị loại IV phải đóng vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện trong nhiều lĩnh vực quan trọng như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Đồng thời, nó cũng phải là trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện.

Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đô thị loại IV cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Phụ lục 1 đi kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13. Điều này bao gồm một loạt các chỉ số như GDP, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ mất việc làm, cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, giáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác.

tieu-chuan-do-thi-loai-4-vnre

Quy mô dân số

Đô thị loại IV cần có dân số từ 50.000 người trở lên để thể hiện quy mô vững chắc và sự đa dạng dân cư trong khu vực này.

Trong trường hợp có khu vực nội thị, dân số tại đó phải đạt từ 20.000 người trở lên, cho thấy mức độ tập trung dân cư tại những vùng trung tâm của đô thị.

Mật độ dân số

Mật độ dân số của toàn đô thị loại IV nên đạt từ 1.200 người/km2 trở lên, thể hiện mức độ tập trung dân cư và hoạt động xã hội trong khu vực này.

Đối với khu vực nội thị (nếu có), mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị cần đạt từ 6.000 người/km2 trở lên, cho thấy sự sôi động và phát triển của các hoạt động trong trung tâm đô thị.

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của toàn đô thị loại IV cần đạt từ 55% trở lên, thể hiện sự đa dạng và phong phú trong cơ cấu nghề nghiệp của người dân.

Đối với khu vực nội thị (nếu có), tỷ lệ này cần đạt từ 70% trở lên, chứng tỏ mức độ phát triển cao hơn của các ngành nghề khác nông nghiệp trong đô thị.

Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị

Đô thị loại IV cần đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị như được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông, điện, nước, viễn thông và các công trình công cộng đáp ứng nhu cầu của dân cư và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong đô thị.

Như vậy, đô thị loại 4 là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện và những đáp ứng những điều kiện nêu trên.

Tính đến ngày 8 tháng 11 năm 2023, cả nước có 95 đô thị loại 4, bao gồm 34 thị xã, 5 huyện (với 7 thị trấn và 77 xã) và 58 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại 4).

Các thị xã là đô thị loại 4: Mường Lay, Quảng Trị, Hồng Lĩnh, Nghĩa Lộ, An Khê, Ayun Pa, Thái Hòa, Buôn Hồ, Bình Long, Phước Long, Hương Thủy, Ninh Hòa, Vĩnh Châu, Hương Trà, Hoàng Mai, Ba Đồn, Ngã Năm, Điện Bàn, Giá Rai, Duyên Hải, Mỹ Hào, Kinh Môn, Sa Pa, Duy Tiên, Đức Phổ, Hòa Thành, Trảng Bàng, Đông Hòa, Hoài Nhơn, Nghi Sơn, Chơn Thành, Quế Võ, Thuận Thành, Tịnh Biên.

Các huyện là đô thị loại 4:

  • Huyện Diên Khánh, Khánh Hòa (Đô thị Diên Khánh, bao gồm thị trấn Diên Khánh và 17 xã thuộc huyện Diên Khánh)
  • Huyện Việt Yên, Bắc Giang (Đô thị Việt Yên, bao gồm 2 thị trấn Bích Động, Nếnh và 15 xã thuộc huyện Việt Yên)
  • Huyện Núi Thành, Quảng Nam (Đô thị Núi Thành, bao gồm thị trấn Núi Thành và 16 xã thuộc huyện Núi Thành)
  • Huyện Yên Phong, Bắc Ninh (Đô thị Chờ mở rộng, bao gồm thị trấn Chờ và 13 xã thuộc huyện Yên Phong)
  • Huyện Kim Bảng, Hà Nam (Đô thị Kim Bảng, bao gồm 2 thị trấn: Quế, Ba Sao và 16 xã thuộc huyện Kim Bảng).

Các đô thị loại 4 là thị trấn hoặc thị trấn và khu vực dự kiến thành lập đô thị (thị trấn mở rộng):

  • Tại tỉnh An Giang: Núi Sập (huyện Thoại Sơn), Phú Mỹ (huyện Phú Tân), Chợ Mới (huyện Chợ Mới), An Châu (huyện Châu Thành), Cái Dầu (huyện Châu Phú), Tri Tôn (huyện Tri Tôn)
  • Tại tỉnh Bắc Giang: Thắng (huyện Hiệp Hòa), Chũ (huyện Lục Ngạn), Đồi Ngô (huyện Lục Nam)
  • Tại tỉnh Bến Tre: Ba Tri (huyện Ba Tri), Bình Đại (huyện Bình Đại), Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày Nam)
  • Tại tỉnh Bình Định: Phú Phong (huyện Tây Sơn)
  • Tại tỉnh Bình Thuận: Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong)
  • Tại tỉnh Cà Mau: Năm Căn (huyện Năm Căn), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời)
  • Tại tỉnh Đắk Lắk: Ea Kar (huyện Ea Kar), Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Phước An (huyện Krông Pắc), Ea Drăng (huyện Ea H’leo), Quảng Phú (huyện Cư M’gar)
  • Tại tỉnh Đắk Nông: Đắk Mil (huyện Đắk Mil), Ea T’ling (huyện Cư Jút), Kiến Đức (huyện Đắk R’lấp)
  • Tại tỉnh Đồng Nai: Long Thành (huyện Long Thành), Trảng Bom (huyện Trảng Bom)
  • Tại tỉnh Đồng Tháp: Mỹ An (huyện Tháp Mười), Lấp Vò (huyện Lấp Vò), Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh)
  • Tại tỉnh Gia Lai: Chư Sê (huyện Chư Sê)
  • Tại tỉnh Hà Giang: Việt Quang (huyện Bắc Quang)
  • Tại tỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (huyện Lương Sơn)
  • Tại tỉnh Hưng Yên: Như Quỳnh (huyện Văn Lâm)
  • Tại tỉnh Khánh Hòa: Vạn Giã (huyện Vạn Ninh)
  • Tại tỉnh Kiên Giang: Kiên Lương (huyện Kiên Lương)
  • Tại tỉnh Kon Tum: Plei Kần (huyện Ngọc Hồi)
  • Tại tỉnh Lạng Sơn: Đồng Đăng (huyện Cao Lộc)
  • Tại tỉnh Lâm Đồng: Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng)
  • Tại tỉnh Long An: Bến Lức (huyện Bến Lức), Hậu Nghĩa, Đức Hòa (huyện Đức Hòa), Cần Đước (huyện Cần Đước), Cần Giuộc (huyện Cần Giuộc)
  • Tại tỉnh Nam Định: Thịnh Long (huyện Hải Hậu)
  • Tại tỉnh Quảng Bình: Hoàn Lão (huyện Bố Trạch), Kiến Giang (huyện Lệ Thủy)
  • Tại tỉnh Quảng Ninh: Cái Rồng (huyện Vân Đồn), Tiên Yên (huyện Tiên Yên), Quảng Hà (huyện Hải Hà)
  • Tại tỉnh Sơn La: Hát Lót (huyện Mai Sơn), Mộc Châu (huyện Mộc Châu)
  • Tại tỉnh Thanh Hóa: Lam Sơn – Sao Vàng (huyện Thọ Xuân), Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc)
  • Tại tỉnh Thái Bình: Diêm Điền (huyện Thái Thụy)
  • Tại tỉnh Thái Nguyên: Hùng Sơn (huyện Đại Từ)
  • Tại tỉnh Trà Vinh: Tiểu Cần (huyện Tiểu Cần).

Bài viết liên quan