Áp lực của việc gia tăng dân số và sự quá tải về hạ tầng đô thị đang khiến TP.HCM phải tìm đến phương án phát triển không gian hạ tầng mới. Việc ra quy hoạch, xây dựng các tuyến metro ngầm và trên cao thực sự là hướng đi đúng đắn, phù hợp để phát triển đô thị thông minh. Tuyến metro số 3b là một trong những tuyến đường đô thị được quy hoạch thu hút đông đảo người dân quan tâm. Bởi không đơn thuần là tuyến đường giao thông kết nối mà còn là chất xúc tác quan trọng phát triển kinh tế – xã hội và đặc biệt là bất động sản nằm xung quanh.
Thông tin chung Tuyến Metro số 3b
- Hướng tuyến Metro Số 3B: Ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 – Hiệp Bình Phước.
- Tổng chiều dài: khoảng 12,2 km (9,1 km đi ngầm và 3,1 km đi trên cao).
- Số lượng ga: 10 ga (8 ga ngầm và 2 ga trên cao)
- Depot đặt tại Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức với diện tích 16.87 ha.
- Tổng mức đầu tư (ước tính): 1,87 tỷ USD.
Hình thức đầu tư dự kiến: Tuyến Metro số 3b đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố đăng ký Danh mục các dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản giai đoạn 2016 – 2018 (Công văn số 555/UBND-QLDA ngày 19/02/2016). Cho tới thời điểm hiện tại, UBND TP.HCM đã thông qua Thiết kế cơ sở. Hồ sơ ranh mốc đã được thông qua và bàn giao cho địa phương quản lý quy hoạch. Trong tương lai tuyến được định hướng kết nối với TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) từ ga Hiệp Bình và đi dọc quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của tỉnh Bình Dương.
Sơ đồ định tuyến Metro số 3b
Tuyến Metro số 3b hướng tuyến kết nối từ Ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 kết nối đến Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 12,1 km trong đó 9,1km đi ngầm và 3 km đi trên cao. Số lượng ga xây dựng 10 ga gồm 8 ga ngầm và 2 ga trên cao. Depot có diện tích 20ha đặt tại Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Sau khi hoàn thành và đi vào khai thác, tuyến Metro số 3B sẽ kết nối với Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương từ ga Hiệp Bình và đi dọc Quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của tỉnh.
Ý nghĩa của việc xây dựng tuyến metro
Theo quyết định phê duyệt của Thủ tưởng chính phủ 24/QĐ-TTg ngày 6.1.2010, Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 sẽ trở thành đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ lớn nhất của cả nước. Quy mô dân số đến năm 2025 đạt khoảng 10 triệu người, lượng khách vãng lai và tạm trú khoảng 2,5 triệu người. Trong đó, dân số khu vực nội thành khoảng 7 – 7,4 triệu người. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đến năm 2018 số dân sinh sống, làm việc, học của thành phố đã lên tới 13 triệu người, phủ kiến quy hoạch phân khu tỷ lệ ½.000 cho toàn bộ đất quy hoạch đô thị.
Sức ép từ dân số đông, thành phố đã hạn chế phát triển chiều cao các công trình trong khu vực trung tâm. Diện tích mặt đất khu vực trung tâm đã được sử dụng gần hết, nhưng cư dân vẫn tiếp tục nén vào các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại khiến hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông đang quá tải trầm trọng. Điều này khiến kiến trúc không gian đô thị bị phá vỡ, “chiếc áo” đô thị ngày càng trở nên chật hẹp.
Trong khi đó, không gian ngầm vốn là tài nghuyên lớn lại chưa được quan tâm xây dựng dúng mực tại trung tâm TP.HCM. Hiện nay trên địa bàn thành phố, đã có nhiều công trình xây dựng tầng hầm với tổng diện tích xây dựng hầm hơn 11ha, hầu hết sử dụng cho mục đích đậu xe, thương mại. TP HCM cũng đang xây dựng tuyến metro số 1, trong đó nhiều đoạn đi ngầm dưới lòng đất với tổng chiều dài khoảng 2,6km.
Các công trình xây dựng ngầm là yếu tố cần thiết, tất yếu trong các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. HCM. Các công trình ngầm được khai thác tối đa vừa đảm bảo sự kết nối phần ngầm và phần nổi, thể hiện tầm nhìn sâu rộng.